PDA

View Full Version : Tham quan bản Cát Cát ở Sapa


truong dao
27-02-2015, 02:17 PM
Bản Cát Cát hình thành từ giữa thế kỉ 19, do một số người quen sống quây quần bên các sườn núi mà tạo thành. Họ trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư. Các phương thức trồng trọt của họ khá thủ công. Tuy nhiên, họ bảo lưu khá tốt các nghề thủ công truyền thống như dệt vải từ bông, lanh, chế tác tráng ức bằng bạc hoặc bằng đồng. Đặc biệt, Bản Cát Cát còn có nhiều món ăn được chế biến phong phú, độc đáo như thắng cố, rượu ngô Mông,… mà ít khi tìm thấy trong các nhà hàng lớn.
Đến với Sapa tour sapa 2 ngay 3 dem (http://dulichsapa365.vn/tour/du-lich-sapa-2-ngay-3-dem-bang-tau) quý khách sẽ được đến tham Bản Cát Cát nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa chỉ 2km, là bản lâu đời của người Mông còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải chế tác đồ trang sức. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.

Căn nhà ba gian ở bản rất đơn sơ lợp bằng gỗ pơmu. Nhà có 3 cửa, cửa chính ở gian giữa luôn được đóng kín, chỉ mở khi có các dịp hội hè, lễ tết; người dân thường đi 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, chợ ở bản họp rất đông vui, có nhiều du khách tour sapa (http://dulichsapa365.vn/) cùng tham gia. Họ gặp nhau, giao duyên, vui vẻ, hát hò mang âm hưởng núi rừng hoang dã.
Nơi đây những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSgzzW8aASP6vPnxEKcsZ1UEOkn1x8nT Bwfsaf1dK_X7pLZV3sY
Ở bản Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công đoạn. Trước hết, họ cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...
Một điều hấp dẫn du khách du lich sapa 2 ngay 1 dem (http://dulichsapa365.vn/tour/du-lich-sapa-2-ngay-1-dem-bang-o-to) khi đến Cát Cát là hiện người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục - tập quán độc đáo, đậm nét mà ở nhiều vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc. Phong tục tập quán trong việc tổ chức lễ cưới của người Mông là một nét văn hóa dân gian độc đáo, chẳng hạn như tục "kéo vợ": khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái mà anh ta muốn cưới làm vợ về nhà một cách bất ngờ và giữ cô gái trong nhà ba ngày. Sau ba ngày, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô gái từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.

Nếu còn thời gian, bạn sẽ có dịp tìm hiểu về các món ăn độc đáo của dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...

Lễ hội ở Cát Cát là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo. Được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu, chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làng, đó là các nghi lễ cúng "thổ ty" - "thổ địa". Những vị thần được thờ là những người có công lập làng.