tuanter
29-12-2013, 10:24 AM
Tình trạng ế ẩm kéo dài trong nhiều tháng nay khiến nhiều tiểu thương lao đao. Nhiều sạp hàng phải đóng cửa, những gian hàng còn lại dọn ra nhưng chỉ biết ngồi nhìn nhau…
Dạo quanh một vòng tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM trong những ngày cuối năm cho thấy, tình hình buôn bán ế ẩm đang “càn quét” các chợ. Thảm hại nhất phải kể đến những chợ lẻ trên địa bàn TP như chợ Bình Triệu (Q. Thủ Đức), chợ Cầu Đỏ (Q. Bình Thạnh), chợ Căn Cứ 26 (Q. Gò Vấp)… tiểu thương chỉ bán “lai rai” cho qua ngày.
Chị Xuân Thắm, tiểu thương bán quần áo tại chợ Căn Cứ 26 than thở, từ đầu năm đến nay hàng bán đều ế. Thậm chí vào dịp Noel này hàng quần áo bán ra cũng rất ít người mua, khách hàng chỉ đến ngắm rồi lại bỏ đi xem thêm tết 2014 (http://eva.vn/tet-2013-c73e1449.html). “Năm ngoái từ tháng 8, hàng hóa bắt đầu bán đắt cho đến tận Tết Nguyên đán, vậy mà năm nay phải để hàng ra cả vỉa hè, bán từ 7h sáng đến 10 đêm vẫn không có khách mua. Nếu có khách họ cũng trả giá rẻ rồi bỏ đi nên quần áo cứ đắp đống để đấy”. Hiện chị Thắm chỉ dám lấy một vài mẫu áo khoác, áo len để bán cho dịp Tết sắp tới.
http://img-eva.24hstatic.com/upload/4-2013/images/2013-12-26/1388042562-1388021587-e-am--1-.jpg
Những mặt hàng như giày dép, túi xách... tại các chợ đều bán ế ẩm trong thời điểm này
Cũng theo chị Thắm, bán hàng thời trang là khổ nhất vì mẫu mã phải thay đổi liên tục. Bởi vậy, cứ trong vòng 1 tháng, chị Thắm phải đi đến chỗ mối đổi hàng đến 7 – 8 lần xem thêm qua bieu tet (http://eva.vn/qua-tet-c2e1707.html). Đó là những hàng cũ không bán được phải đem đến đổi hàng mẫu mã mới để theo kịp tâm lý khách.
“Chẳng hạn cứ một chục quần lấy 3, 4 ngày mà vẫn không ai mua phải đem đi đổi. Mỗi lần trả như vậy mình phải lấy tăng số hàng mới lên ít nhất gấp 2 lần và phải bù tiền thì họ mới chịu đổi”, chị Thắm nói.
Những tiểu thương cùng bán mặt hàng quần áo, giày dép với chị Thắm tại chợ Căn Cứ 26 cũng thở dài cho hay, từ đầu năm đến nay đã có hàng chục chủ sạp phải ngậm ngùi đóng cửa xem thêm táo quân (http://eva.vn/tao-quan-2013-c20e1418.html). Một phần là do kinh doanh ế ẩm, phần nữa là do trong chợ xuất hiện nhiều thanh niên không có công ăn việc làm đi lại dặt dẹo trong chợ và chỉ chờ có chút sơ hở là lấy cắp đồ. Còn lại một số ít tiểu thương cố gắng cầm cự bán “lai rai” đến Tết chỉ để đủ sống qua ngày.
http://img-eva.24hstatic.com/upload/4-2013/images/2013-12-26/1388042562-1388021587-e-am--2-.jpg
Nông sản cũng trong tình trạng đìu hiu khách
Tương tự, những mặt hàng như bánh kẹo, nông sản, đồ khô… thường được các chủ hàng rậm rịch ghém hàng cả 3 – 4 tháng trước Tết để đón đầu vụ. Song, đến thời điểm hiện tại, các chợ hiu quạnh hẳn vì những mối ruột không thấy lên lấy, khách lẻ thì ngày càng thưa dần.
Không riêng gì những chợ lẻ, những chợ đầu mối trên địa bàn thành phố cũng phải đau đầu vì chuyện ế. Tại chợ Bình Tây (Q.6), chợ An Đông (Q.5)… nhiều tiểu thương bán bánh kẹo cho biết, nếu như năm ngoái họ đã dự trữ hàng trăm tấn hàng Tết thì năm nay còn phải tính toán kỹ mới dám nhận hàng. Nhất là khi mọi năm các tỉnh miền Tây đổ về lấy hàng nhiều nhưng năm nay, nhiều mối hàng lại thủ nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất các loại bánh kẹo và phân phối trực tiếp nên không lấy hàng ở TP.HCM.
Không chỉ bánh kẹo, ngay cả các mặt hàng như giày dép, túi xách… tại các chợ cũng khá yên ắng. Song, do giá đầu vào tăng nên giá các sản phẩm này cũng đều tăng trung bình từ 5 – 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
BQL chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, An Đông, Bình Tây đồng loạt cho biết, lượng hàng hóa nhập về chợ ở thời điểm hiện tại khoảng trên 8.000 tấn/ngày. Vào thời điểm cận tết Giáp Ngọ 2014, lượng hàng hóa về chợ sẽ tăng khoảng 50 – 70% so với ngày thường. Tuy nhiên, hiện sức mua sỉ và lẻ đều giảm trên 30%. Trong đó, bán chậm nhất là vải sợ may mặc, nhựa gia dụng. Tiếp đến là nhóm hàng hóa mũ phẩm, lương thực, thực phẩm… bán cũng khá chậm.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM thừa nhận, tại các chợ truyền thống do từ đầu năm đến nay sức mua giảm, bán chậm nên các tiểu thương, doanh nghiệp cũng rất thận trọng trong việc dự trữ hàng hóa Tết. Dự báo, giá cả một số mặt hàng thiết yếu sẽ tăng nhẹ vào những ngày cận Tết.
Trước tình hình này, Sở Công thương TP.HCM đã phải phối hợp Ngân hàng SacomBank triển khai gói vốn vay 1.500 tỷ đồng với lãi suất 9%/năm đến tiểu thương tại các chợ truyền thống và doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ thực hiện dự trữ hàng hóa cung ứng Tết.
Dạo quanh một vòng tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM trong những ngày cuối năm cho thấy, tình hình buôn bán ế ẩm đang “càn quét” các chợ. Thảm hại nhất phải kể đến những chợ lẻ trên địa bàn TP như chợ Bình Triệu (Q. Thủ Đức), chợ Cầu Đỏ (Q. Bình Thạnh), chợ Căn Cứ 26 (Q. Gò Vấp)… tiểu thương chỉ bán “lai rai” cho qua ngày.
Chị Xuân Thắm, tiểu thương bán quần áo tại chợ Căn Cứ 26 than thở, từ đầu năm đến nay hàng bán đều ế. Thậm chí vào dịp Noel này hàng quần áo bán ra cũng rất ít người mua, khách hàng chỉ đến ngắm rồi lại bỏ đi xem thêm tết 2014 (http://eva.vn/tet-2013-c73e1449.html). “Năm ngoái từ tháng 8, hàng hóa bắt đầu bán đắt cho đến tận Tết Nguyên đán, vậy mà năm nay phải để hàng ra cả vỉa hè, bán từ 7h sáng đến 10 đêm vẫn không có khách mua. Nếu có khách họ cũng trả giá rẻ rồi bỏ đi nên quần áo cứ đắp đống để đấy”. Hiện chị Thắm chỉ dám lấy một vài mẫu áo khoác, áo len để bán cho dịp Tết sắp tới.
http://img-eva.24hstatic.com/upload/4-2013/images/2013-12-26/1388042562-1388021587-e-am--1-.jpg
Những mặt hàng như giày dép, túi xách... tại các chợ đều bán ế ẩm trong thời điểm này
Cũng theo chị Thắm, bán hàng thời trang là khổ nhất vì mẫu mã phải thay đổi liên tục. Bởi vậy, cứ trong vòng 1 tháng, chị Thắm phải đi đến chỗ mối đổi hàng đến 7 – 8 lần xem thêm qua bieu tet (http://eva.vn/qua-tet-c2e1707.html). Đó là những hàng cũ không bán được phải đem đến đổi hàng mẫu mã mới để theo kịp tâm lý khách.
“Chẳng hạn cứ một chục quần lấy 3, 4 ngày mà vẫn không ai mua phải đem đi đổi. Mỗi lần trả như vậy mình phải lấy tăng số hàng mới lên ít nhất gấp 2 lần và phải bù tiền thì họ mới chịu đổi”, chị Thắm nói.
Những tiểu thương cùng bán mặt hàng quần áo, giày dép với chị Thắm tại chợ Căn Cứ 26 cũng thở dài cho hay, từ đầu năm đến nay đã có hàng chục chủ sạp phải ngậm ngùi đóng cửa xem thêm táo quân (http://eva.vn/tao-quan-2013-c20e1418.html). Một phần là do kinh doanh ế ẩm, phần nữa là do trong chợ xuất hiện nhiều thanh niên không có công ăn việc làm đi lại dặt dẹo trong chợ và chỉ chờ có chút sơ hở là lấy cắp đồ. Còn lại một số ít tiểu thương cố gắng cầm cự bán “lai rai” đến Tết chỉ để đủ sống qua ngày.
http://img-eva.24hstatic.com/upload/4-2013/images/2013-12-26/1388042562-1388021587-e-am--2-.jpg
Nông sản cũng trong tình trạng đìu hiu khách
Tương tự, những mặt hàng như bánh kẹo, nông sản, đồ khô… thường được các chủ hàng rậm rịch ghém hàng cả 3 – 4 tháng trước Tết để đón đầu vụ. Song, đến thời điểm hiện tại, các chợ hiu quạnh hẳn vì những mối ruột không thấy lên lấy, khách lẻ thì ngày càng thưa dần.
Không riêng gì những chợ lẻ, những chợ đầu mối trên địa bàn thành phố cũng phải đau đầu vì chuyện ế. Tại chợ Bình Tây (Q.6), chợ An Đông (Q.5)… nhiều tiểu thương bán bánh kẹo cho biết, nếu như năm ngoái họ đã dự trữ hàng trăm tấn hàng Tết thì năm nay còn phải tính toán kỹ mới dám nhận hàng. Nhất là khi mọi năm các tỉnh miền Tây đổ về lấy hàng nhiều nhưng năm nay, nhiều mối hàng lại thủ nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất các loại bánh kẹo và phân phối trực tiếp nên không lấy hàng ở TP.HCM.
Không chỉ bánh kẹo, ngay cả các mặt hàng như giày dép, túi xách… tại các chợ cũng khá yên ắng. Song, do giá đầu vào tăng nên giá các sản phẩm này cũng đều tăng trung bình từ 5 – 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
BQL chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, An Đông, Bình Tây đồng loạt cho biết, lượng hàng hóa nhập về chợ ở thời điểm hiện tại khoảng trên 8.000 tấn/ngày. Vào thời điểm cận tết Giáp Ngọ 2014, lượng hàng hóa về chợ sẽ tăng khoảng 50 – 70% so với ngày thường. Tuy nhiên, hiện sức mua sỉ và lẻ đều giảm trên 30%. Trong đó, bán chậm nhất là vải sợ may mặc, nhựa gia dụng. Tiếp đến là nhóm hàng hóa mũ phẩm, lương thực, thực phẩm… bán cũng khá chậm.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM thừa nhận, tại các chợ truyền thống do từ đầu năm đến nay sức mua giảm, bán chậm nên các tiểu thương, doanh nghiệp cũng rất thận trọng trong việc dự trữ hàng hóa Tết. Dự báo, giá cả một số mặt hàng thiết yếu sẽ tăng nhẹ vào những ngày cận Tết.
Trước tình hình này, Sở Công thương TP.HCM đã phải phối hợp Ngân hàng SacomBank triển khai gói vốn vay 1.500 tỷ đồng với lãi suất 9%/năm đến tiểu thương tại các chợ truyền thống và doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ thực hiện dự trữ hàng hóa cung ứng Tết.